Bí Quyết Kinh Doanh Mở Quán Trà Sữa Ở Nông Thôn Hiệu Quả 2023
Khi bạn muốn kinh doanh mở quán trà sữa ở nông thôn thì việc nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng tiềm năng, nguồn vốn là một điều vô cùng quan trọng để việc kinh doanh đồ uống của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn.
Bài viết của Chuquan.vn dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những bí quyết kinh doanh mở quán trà sữa ở nông thôn hiệu quả 2023. Mời các bạn cùng theo dõi.
Ưu điểm khi mở quán trà sữa ở nông thôn
Chi phí đầu tư ban đầu thấp
Những chi phí ban đầu bạn cần chi như: tiền mua nguyên vật liệu ( như sữa bột béo, trà, trân châu,…), thuê mặt bằng, thuê nhân viên phục vụ,… ở khu vực nông thôn luôn có mức giá thấp hơn và dễ tìm kiếm hơn các kho khu đô thị.
Ít đối thủ cạnh tranh
Hiện nay tại các khu đô thị, các quán trà sữa đua nhau mọc lên như nấm và thị gần như đang bão hòa với các thương hiệu nổi tiếng cùng nhau cạnh tranh kinh doanh lĩnh vực này như: Phúc Long, Koi,…
Tuy nhiên, khu vực nông thôn thì thị trường chưa được mở rộng nên có nhiều cơ hội để các bạn có thể thử sức kinh doanh.
Đối tượng khách hàng mục tiêu lớn
Ở nông thôn, các hàng quán đồ uống trà sữa, cà phê,.. không nhiều nên lượng khách hàng tiềm năng rất lớn cụ thể như: các bạn học sinh, sinh viên, người trẻ tuổi,…
>>>Xem thêm: kinh nghiệm mở nhà hàng lẩu nướng
Mở quán trà sữa ở nông thôn cần bao nhiêu vốn?
Vốn 0 đồng
Đây là mô hình kinh doanh vô cùng tiết kiệm với hình thức online, có quy mô nhỏ. Ở mô hình này bạn chính là người pha chế đồ uống chính và có thể là người giao hàng.
Ở mô hình kinh doanh vốn 0 với hình thức online nên bạn không cần đầu tư vào tiền thuê mặt bằng, decor, thiết kế quán trà sữa cũng như chuẩn bị bàn ghế cho khách,… Bạn hãy đầu tư vào tiền marketing, tiếp thị, quảng cáo để tăng độ nhận diện quán trà sữa của bạn cũng như thu hút khách hàng.
Vốn từ 10 đến 50 triệu đồng
Với nguồn vốn từ 10 đến 50 triệu đồng, bạn có thể lựa chọn kinh doanh trà sữa mang đi, Kinh doanh trà sữa xe đẩy hoặc bán vỉa hè. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi bạn cần phải khảo sát vị trí xe đẩy có thể thu hút được nhiều khách hàng, việc kinh doanh dễ dàng bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Vốn từ 100 triệu đồng
Với số vốn này bạn có thể mở quán trà sữa ở nông thôn quy mô nhỏ và decor, thiết kế theo phong cách mà bạn hướng đến.
Số tiền đầu tư khá lớn nên bạn hãy chú trọng vào việc tìm kiếm địa điểm thích hợp và lên ý tưởng, sáng tạo không gian quán và thức uống để tạo sự nổi bật, khác biệt trong mắt khách hàng.
Vốn trên 200 triệu đồng
Mô hình kinh doanh với số vốn trên 200 triệu đồng thường tấy là kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Bạn không cần quá lo lắng về việc tiếp thị, truyền thông và kế hoạch khai chương vì đá có công ty mẹ hỗ trợ.
Tuy nhiên, bạn cần tham khảo giá nhượng quyền phù hợp với nhu cầu của bản thân vì mỗi thương hiệu sẽ có một chi phí kinh doanh và điều kiện đi kèm khác nhau.
>>>Xem thêm: kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm
Những điều cần làm khi mở quán trà sữa ở nông thôn
Nghiên cứu thị trường
Công việc đầu tiên khi mở quán trà sữa ở quê mà bạn không nên bỏ qua đó là nghiên cứu thị trường. Có rất nhiều người cảm thấy rằng điều này chỉ hữu ích cho các doanh nghiệp lớn, nhưng sự thật là nghiên cứu thị trường cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin giúp bạn đưa ra các chiến lược phù hợp.
Để nghiên cứu thị trường hiệu quả, các chủ quán trà sữa, đặc biệt là những người lần đầu khởi nghiệp mở quán trà sữa ở nông thôn, cần đảm bảo có thông tin chính xác cho những câu hỏi sau:
– Nhu cầu đồ uống trà sữa trên địa bàn là bao nhiêu? Tiềm năng phát triển thị trường?
– Bạn phải cạnh tranh với quy mô và loại đối thủ nào? Ưu điểm của họ là gì, họ cần khắc phục những điểm gì?
– Xu hướng của quán đang được khách hàng ưa chuộng là gì?
– Hương vị thế nào?
– Khách hàng tiềm năng là ai? Tuổi là bao nhiêu? Nhu cầu và sở thích của khách hàng là gì? Thu nhập hàng tháng là bao nhiêu? Khả năng chi trả là bao nhiêu? Bạn đến quán trà sữa bao nhiêu lần một tuần / tháng?
Khi đã có dữ liệu, từ đó bạn sẽ biết được đâu là hướng đi phù hợp, ví dụ hướng đến đối tượng là học sinh – sinh viên thì bạn xác định được quán nên đặt ở đâu. Thiết kế quán như thế nào, yêu cầu những hương vị trà sữa nào hay giá bán cho quán.
Xác định khách hàng mục tiêu tiềm năng
Xác định đối tượng mục tiêu của bạn là bước đầu tiên để bắt đầu một mô hình kinh doanh. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ là yếu tố chi phối đến việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh, cũng như phong cách trang trí quán trà sữa của bạn.
Nếu xác định học sinh cấp 1, cấp 2 hay cấp 3 là khách hàng tiềm năng của quán thì đây là đối tượng đông đảo và yêu thích uống trà sữa, đặc biệt các em thường đi theo nhóm. Với yêu cầu đồ uống ngon, giá không quá cao.
Và nếu khách hàng tiềm năng của bạn là các hộ gia đình… thì họ sẽ có yêu cầu cao hơn về không gian đẹp cũng như menu đồ ăn thức uống cần đa dạng, đặc biệt phải “đảm bảo chất lượng”.
>>>Xem thêm: mở quán cafe sân vườn nhỏ
Nguồn vốn đầu tư
Tài chính được coi là yếu tố quan trọng nhất để chuẩn bị cho việc mở quán trà sữa và việc kinh doanh của bạn có bền lâu được không. Có nhiều ý tưởng hay và độc đáo nhưng thiếu vốn chắc chắn sẽ khiến con đường kinh doanh của bạn gặp rất nhiều khó khăn.
Ước tính chi phí
Đầu tiên bạn cần hiểu để mở quán trà sữa ở nông thôn bạn cần phải bỏ ra những loại chi phí nào, sau đó dựa vào số vốn ban đầu bạn có để xác định quy mô của quán. Một số loại chi phí phải trả khi mở quán trà sữa:
- Chi phí thuê mặt bằng nếu không có sẵn (Cần xác định chi phí thuê mặt bằng tối thiểu cho thời hạn 6 tháng theo hợp đồng)
- Chi phí thuê thiết kế và thi công nội thất
- Chi phí thuê nhân viên (nhân viên quản lý, nhân viên phục vụ …)
- Chi phí thiết bị và vật liệu cần thiết để phục vụ nhà hàng
- Chi phí bảo trì hàng tháng: điện, nước, thuế, v.v.
- Các khoản phí phát sinh khác: chi phí đăng ký kinh doanh, chiến dịch truyền thông, v.v.
Chú ý:
Bạn cần chuẩn bị một khoản dự phòng để có thể bù lỗ và duy trì hoạt động của nhà hàng trong thời gian đầu mới mở – khi công việc kinh doanh chưa ổn định, chưa có lãi.
Trong giai đoạn đầu khai trương, bạn nên đầu tư đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, chiến dịch quảng cáo vì điều này sẽ giúp khách hàng bị thu hút và có ý định trải nghiệm sản phẩm của shop. Đó là bước đầu tiên để tạo ấn tượng với khách hàng về sản phẩm bạn bán.
Vì vậy, hãy lên kế hoạch chi tiết về các khoản chi và xác định số vốn có thể bỏ ra để giúp quán đi vào hoạt động ổn định.
Đảm bảo chất lượng đồ uống
Yếu tố tiên quyết đảm bảo cho bạn có thể kinh doanh lâu dài và ổn định với mô hình quán trà sữa của mình hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đồ uống. Chất lượng ở đây bao gồm vệ sinh an toàn thực phẩm, hình thức đẹp mắt và hương vị thơm ngon, phù hợp với đại đa số khách hàng mục tiêu của bạn. Vì vậy, việc tìm kiếm một người có chuyên môn về pha chế là điều cần thiết để quán trà sữa của bạn mang đến trải nghiệm dịch vụ tốt cho khách hàng.
Lựa chọn mặt bằng mở quán
Nếu bạn đang có một mặt bằng để mở quán trà sữa, thuận lợi cho các phương tiện đi lại, có chỗ gửi xe,… điều này sẽ là một lợi thế kinh doanh của bạn. Có 2 hình thực lựa chọn mặt bằng kinh doanh:
- Thuê mặt bằng kinh doanh
- Sử dụng mặt bằng kinh doanh hiện có
Việc lựa chọn mặt bằng kinh kinhdoanh còn phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng khách hàng kinh doanh của bạn.
Decor, thiết kế nội thất
Trước khi bắt tay vào trang trí và sắp xếp nội thất, bạn cần hiểu rõ phong cách quán trà sữa của bạn muốn hướng đến điều gì? Từ đó, trao đổi với nhà thiết kế nội thất để đưa ra ý kiến và giải pháp tối ưu cho quán của bạn. Việc bố trí nội thất cần chú ý các nguyên tắc sau: cân đối, hài hòa, khoa học …
Lưu ý:
- Nếu quán của bạn hướng đến đối tượng là học sinh, sinh viên thì nên thiết kế quán theo xu hướng, phong cách trẻ trung, sáng tạo, nhiều màu sắc phù hợp để bạn check in.
- Nếu đối tượng hướng đến là các cặp đôi hoặc gia đình, lãng mạn. và không gian ấm cúng sẽ phù hợp hơn.
Mua máy móc, nguyên vật liệu pha chế trà sữa
Để mở một quán trà sữa, điều tất yếu là bạn cần nhập máy móc thiết bị, nhằm hỗ trợ công việc kinh doanh trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn. Cũng như tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín, giá tốt để đảm bảo chi phí bỏ ra không quá cao dễ thu lại lợi nhuận.
Một số thiết bị, dụng cụ, máy móc cần có khi mở quán trà sữa ở nông thôn như: bình pha trà sữa, máy xay đá, máy ủ trà sữa, máy dán miệng ly, các loại trà, trân châu, bột sữa…
Danh sách nguyên, vật liệu cần thiết tùy thuộc vào menu đồ uống của quán đảm bảo nhập đủ nguyên liệu và số lượng nhập để bạn có thể ước lượng được số tiền mình cần để duy trì. Duy trì hoạt động của quán trong thời gian đầu khai trương và ít nhất 3 tháng sau đó.
Đăng ký hoàn tất thủ tục pháp lý
Để chắc rằng quán trà sữa của bạn có thể hoạt động xuyên suốt và kinh doanh ổn định thì bạn hãy chủ động thực hiện đăng ký những giấy tờ pháp lý cần thiết như giấy phép kinh doanh, đăng ký thương hiệu kinh doanh quán trà sữa độc quyền ( đối với mô hình kinh doanh lớn)
Nếu bạn muốn kinh doanh thương hiệu lâu dài thì không nên bỏ qua bước đăng ký này. Vì các giấy tờ đăng ký là cơ sở để bạn bạn được bảo hộ dưới pháp luật. Khi đó bạn hoàn toàn có thể an tâm kinh doanh quán trà sữa mà không phải bận tâm về việc tranh chấp bản quyền.
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Để đảm bảo mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt, ngoài chất lượng đồ uống thì đội ngũ nhân viên phục vụ vui vẻ, nhiệt tình, cẩn thận cũng là yếu tố giúp khách hàng có ấn tượng tốt hơn về quán.
Để đảm bảo chất lượng phục vụ của nhân viên đối với thực khách, bạn nên liệt kê ra một vài yêu cầu để đào tạo nhân viên trước khi quán bắt đầu đi vào hoạt động như:
- Chào hỏi khách hàng (nụ cười, lời nói, cử chỉ, hành động, v.v.)
- Luôn niềm nở và nhiệt tình tư vấn cho khách hàng khi có nhu cầu
- Trong quá trình làm việc cần tập trung cao độ, không được lơ là trong công việc.
- Luôn tôn trọng khách hàng, ghi nhớ những yêu cầu mà khách hàng đặt ra
- Cách sử dụng máy order, cách order và chuyển order cho bộ phận pha chế…
Marketing, tiếp thị quán trà sữa
Sau khi vận hành thử và hoạt động ổn định, bước tiếp theo là chuẩn bị cho việc khai trương và phát triển tiếp theo. Bạn cần có những chiến lược kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết để khi nhìn vào sẽ biết được mình đang ở giai đoạn nào và cần có những hoạt động gì để thúc đẩy sự phát triển của quán.
Giai đoạn đầu – khai trương đặc biệt quan trọng. Thời điểm này, bạn không nên tập trung quá nhiều vào doanh thu, lợi nhuận mà nên quan tâm đến các cách để khách hàng biết đến quán – thương hiệu của bạn nhiều hơn.
Vì đây là bước đầu tiên để họ trải nghiệm và có ấn tượng về nhà hàng của bạn. Cần chi các chi phí truyền thông như tờ rơi, băng rôn,… các chương trình tặng voucher giảm giá, khuyến mãi.
Lưu ý: Nếu có thể, hãy xin khách hàng vài phút để khảo sát chất lượng (không gian, đồ uống, nhân viên) của quán. Từ đó rút ra những thiếu sót để điều chỉnh và hoàn thiện quán ngày càng tốt hơn.
Trang bị phần mềm quản lý quán trà sữa chuyên nghiệp
Phần mềm quản lý bán hàng không còn quá xa lạ với nhiều chủ quán đặc biệt là chủ kinh doanh quán cafe, nhà hàng. Tuy nhiên trên thị trường ngày nay có quá nhiều đơn vị cung cấp phần mềm, làm sao để chủ quán tìm ra phần mềm bán hàng hàng phù hợp nhất?
Chuquan xin giới thiệu cho bạn phần mềm quản lý quán cafe PosApp. PosApp là một trong những đơn vị chuyên cung cấp phần mềm quản lý quán trà sữa và các thiết bị bán hàng như máy Pos thu ngân, máy quét mã vạch, máy in hóa đơn, ngăn kéo đựng tiền,… uy tín, được hơn 30.000 khách hàng trải dài khắp Việt Nam tin dùng.
Năm 2021, PosApp được Shark Nguyễn Hòa Bình tin tưởng và đầu tư. Kể từ đó, PosApp chính thức trở thành thành viên của tập đoàn Next360 và PosApp mong muốn cung cấp nhiều giá trị hơn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Ưu điểm của phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp PosApp:
- Giao diện đơn giản, dễ sử dụng: Với tông màu vàng và trắng chủ đạo tạo cảm giác thoải mái cho người dùng. Giao diện của phần mềm PosApp được thiết kế rõ ràng, chi tiết, logic giúp người dùng dễ dàng sử dụng kể cả những người không rành về công nghệ vẫn có thể sử dụng được phần mềm này.
- Đồng bộ giữa các nhân viên: Khi nhân viên phục vụ order tại bàn cho khách, thông tin order sẽ trực tiếp chuyển xuống quầy pha chế đồng thời người quản lý cũng sẽ nhận được thông tin này. Từ nay nhân viên không cần phải di chuyển qua lại giữa các quầy gây mất thời gian nữa.
- Phần mềm tương thích với nhiều thiết bị như Máy pos thu ngân, máy pos cầm tay, điện thoại, máy tính bảng, laptop, PC,…chủ quán có thể linh động sử dụng phần mềm PosApp mà không cần phụ thuộc vào máy Pos thu ngân cố định.
- Dễ dàng kết nối với các thiết bị bán hàng, thu ngân như máy Pos, máy in hóa đơn, máy in tem, ngăn kéo đựng tiền, máy quẹt thẻ ngân hàng,… giúp quy trình bán hàng trở nên tối ưu, chuyên nghiệp, nhân viên order, thanh toán hóa đơn cho khách nhanh chóng
- Quản lý nhân viên chặt chẽ: Ngăn chặn gian lận thông qua hệ thống báo cáo hoạt động bán hàng theo nhân viên, theo ca chặt chẽ. Bạn có thể tùy chọn phân quyền truy cập để hạn chế nhân viên thực hiện các thao tác không mong muốn như hủy bàn, huỷ hoá đơn, huỷ món…
- Quản lý khách hàng – hội viên: Quản lý thông tin khách hàng – tích điểm hội viên dựa trên các thông tin như họ tên, số điện thoại khách hàng… Giúp gia tăng giá trị vòng đời khách hàng sử dụng dịch vụ
- Quản lý kho hàng đơn giản: Quản lý các hoạt động nhập kho – xuất bán hàng chặt chẽ, hạn chế hao hụt, sai sót hoặc tình trạng nhân viên “cầm nhầm” hàng trong kho
- Quản lý chuỗi cửa hàng: Quản lý toàn bộ chuỗi hệ thống cửa hàng bằng 1 tài khoản quản lý duy nhất. Giúp bạn truy xuất toàn bộ dữ liệu bán hàng ở từng chi nhánh nhanh chóng, chính xác
- 30 biểu đồ báo cáo từ xa: Quản lý toàn bộ các thông tin kinh doanh, hàng tồn, báo cáo nhân viên từ xa ngay trên điện thoại
- Đa dạng thương thức thanh toán: Phần mềm PosApp hỗ trợ đa dạng nhiều phương thức thanh toán không tiền mặt cho cửa hàng như thanh toán bằng cách quét mã QR từ các ví điện tử thông dụng như Momo, VNPay, ZaloPay,… hay thanh toán bằng cách quẹt thẻ ngân hàng ATM nội địa, Visa / Mastercard,….
Bí quyết kinh doanh mở quán trà sữa ở nông thôn
- Bạn hãy tham gia khóa học pha chế đồ uống, trà sữa: Tham gia các khóa học nghiệp vụ sẽ giúp bạn tự sáng tạo công thức và biến nó trở thành món đồ uống đặc trưng của quán.
- Không ngừng cập nhật xu hướng thị trường: Những công thức pha chế mới được khám phá mỗi ngày và thức uống theo xu hướng luôn là cách để chinh phục thực khách.
- Marketing quán trà sữa bằng nhiều hình thức: Kết hợp quảng bá thương hiệu từ online đến offline. Hãy tận dụng tốt các kênh thứ ba để nhiều người biết đến thương hiệu của bạn hơn nếu bạn không có đội ngũ quảng bá như nhượng quyền thương mại trước đó.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Đây luôn là chủ đề nhận được sự quan tâm lớn của thực khách hiện nay. Bạn nên sử dụng những nguyên liệu tự nhiên, được chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để thu hút khách hàng.
- Tham gia khóa đào tạo kinh doanh, mở quán trà sữa: Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hãy bắt đầu từ việc bổ sung kiến thức nền tảng. Những kiến thức này bao gồm kiến thức về quản lý quán trà sữa , kỹ năng pha chế, v.v.
Bài viết là những chia sẻ về bí quyết kinh doanh mở quán trà sữa ở nông thôn hiệu quả 2023 mà bạn có tham khảo để chuẩn bị ý tưởng kinh doanh của bạn. Hy vọng Chuquan.vn đã mag lại thông điệp hữu ích đến với bạn.
Bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý quán trà sữa tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!
Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!