Chi Phí Setup Bếp Nhà Hàng Chi Tiết Nhất 2023

Chi phí setup bếp nhà hàng là một khoản phí rất lớn mà bạn cần đầu tư để kinh doanh nhà hàng. Bên cạnh các khoản chi phí về thiết bị ( lò nướng, bếp nướng,…), nguyên liệu, quy trình trang trí,… thì chi phí đầu tư cho gian bếp nấu ăn đều được chủ nhà hàng quan tâm cách đầu tư hiệu quả và tiết kiệm nhất.

chi phi setup bep nha hang

Trong bài viết dưới đây, Chuquan.vn sẽ cung cấp các chi phí setup bếp nhà hàng chi tiết nhất 2023. 

Tổng chi phí setup bếp nhà hàng

Trước khi đi sâu tìm hiểu các khoản chi phí chi tiết thì chúng ta hãy cùng nhìn tổng quan về chi phí để setup căn bếp nhà hàng là bao nhiêu? Để đưa ra một con số chính xác bạn cần phải xác định rõ các yếu tố sau: 

  • Quy mô kinh doanh của nhà hàng của bạn như thế nào?
  • Nhà hàng có bao nhiêu bàn, phục vụ bao nhiêu suất ăn mỗi ngày?
  • Thời gian nhà hàng mở cửa là bao lâu?

Mô hình kinh doanh cũng sẽ ảnh hưởng đến các khoản chi phí đầu tư căn bếp với các menu đa dạng, hấp dẫn thì sẽ cần các thiết bị hơn, từ đó các chi phí cũng tăng theo.

Sau khi bạn đã định hình được tổng thể hình ảnh bếp nhà hàng thì bạn đã có thể định giá được gian bếp nấu ăn nhà hàng của mình cần tiêu tốn bao nhiêu chi phí. sau đây là giá tham khảo chi phí đầu tư để setup bếp nhà hàng hiện nay:

  • Từ 300 đến 400 triệu VNĐ đối với thiết kế bếp nhà hàng nhỏ
  • Từ 500 đến 700 triệu VNĐ ở quy mô vừa
  • Trên 1 tỷ đồng đối với các quy mô lớn, phục vụ cấp cao

Chi phí setup bếp nhà hàng chi tiết

Chi phí mặt bằng

Chi mặt bằng sẽ chiếm khoản 30% số vốn mở nhà hàng. Chính vì thế mà bạn cần thực hiện cẩn trọng để không bị hớ hay rơi vào tình trạng tiền mất tật mang. Chi phí thuê mặt bằng cao hay thấp còn phụ thuộc vào các yếu tố: diện tích, vị trí khu đất, khả năng cải tạo, giao thông, an ninh khu vực,…

Khi đi thuê mặt bầng thì các chủ trọ sẽ yêu cầu đặt cọc từ 3 đến 6 tháng nên bạn cần chuẩn bị số tiền khá lớn từ khi có ý tưởng kinh doanh nhà hàng. thông thường chi phí thuê mặt bằng trung bình khoảng 30 triệu đồng/ tháng. Lúc này bạn cần chuẩn bị từ 90 đến 180 triệu đồng/ tháng để được đặt cọc ở vị trí bạn mong muốn thuê.

Một lưu ý cần thiết để có giá tốt, vị trí đẹp đó là tính toán cả các công trình phụ có sẵn và các hạng mục cần cải tạo để thương lượng giá cả với chủ nhà. Ví dụ nhà hàng có diện tích bếp quá chật hẹp, không có nhà vệ sinh, trần thấp thì nên yêu cầu giảm giá thuê mặt bằng để tiết kiệm một phần chi phí.

Tuy nhiên, bạn hãy quan sát xem khu vực này có nhiều người thuê hay không. Nếu có quá nhiều đối thủ đang tìm kiếm vị trí này thì bạn nên đặt cọc ngay lập tức thay vì kéo dài thời gian đàm phán giá.

>>> Xem thêm: mô hình quán cafe 100 triệu

Chi phí cơ sở hạ tầng bếp nhà hàng

chi phi co so hang tang bep nha hang

Các khoản chi phí hạ tầng sẽ bao gồm như: trần nhà, màu sơn tường, nền nhà, ống thoát nước,… Chúng được gộp chung thành chi phí cải tạo hạ tầng mặt bằng.

Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu bếp nhà hàng bao gồm các chi phí cố định trong dài hạn cho khu bếp như hệ thống thông gió, hệ thống gas xử lý trung tâm, đường ống dẫn nước,… 

Những bộ phận này đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của khu bếp nhà hàng. Đối với một số nhà hàng quy mô vừa đến lớn cũng có thể phải lắp đặt kho đông lạnh – kho lạnh để phục vụ nhu cầu bảo quản nguyên liệu.

Chi phí thiết kế, trang trí nội thất

Chi phí trang trí nội thất bao gồm tiền mua bàn ghế, đồ trang trí tường, giấy dán, rèm cửa,… những vật dụng, dụng cụ tạo nên tính thẩm mỹ cho không gian.

Vì đây là bước không bắt buộc nên bạn hãy dựa vào nguồn vốn của bản thân để lựa chọn phong cách thiết kế cho nhà hàng phù hợp. Thông thường, khoản chi phí này sẽ chiếm từ 5-10% tổng số vốn đầu tư và rơi vào khoảng 100 – 150 triệu VNĐ. Một số hạng mục sẽ phải đầu tư như:

Chi phí sơn lại mặt bằng: từ 15 đến 30 triệu đồng (Tùy quy mô nhà hàng, phong cách thiết kế)

Chi phí mua bàn ghế: Khoảng 50 triệu đồng cho 20 bộ bàn ghế, nhưng nếu quán theo phong cách sang trọng, bàn ghế làm bằng gỗ cao cấp thì con số này có thể lên đến 100 triệu đồng.

Chi phí trang trí: Loại chi phí này phụ thuộc hoàn toàn vào phong cách thiết kế của bạn. Có nhà hàng tận dụng bát đũa, xoong nồi để trang trí từ 5-10 triệu VNĐ. Nhưng cũng có nhà hàng trưng bày đồ cổ, đồ trang trí quý hiếm có giá lên đến 200 triệu VNĐ.

Chi phí thuê nhân công trang trí: Chi phí này thường được trả cho đội thi công trang trí nội thất nhà hàng trọn gói khoảng 50 đến 100 triệu VNĐ.

Chi phí trang thiết bị quầy bếp quán ăn

Các thiết bị, dụng cụ tại căn bếp như tủ đông lạnh, bát đữa, nồi chảo, Máy hút mùi, hút khói, bếp nướng, bếp inox, lò nướng,… Cần phải đảm bảo chất lượng và bền bỉ để tiết kiệm chi phí về lâu dài.

Chính vì vậy mà bạn cần phải mua các thiết bị của các thương hiệu lớn có uy tín và tính toán số lượng một cách kỹ càng. Tránh tình trạng mua thừa thiết bị và gây lãng phí, mất công cất giữ, bảo quản.

Khu vực nhà hàng là nơi trực tiếp tác động đến ấn tượng của khách hàng nên bạn hãy lựa chọn kỹ lưỡng. Các khoản chi phí này được hoạch định như sau:

  • Máy quạt/ máy điều hòa: 5  đến 10 triệu VNĐ/ chiếc
  • Hộp đựng chén bát, giấy ăn, gia vị: tầm 2 đến 3 triệu VNĐ
  • Rèm cửa, thảm lau chân: từ 3 đến 4 triệu VNĐ 

Khu vực căn bếp là nơi tiêu tốn khá nhiều chi phí  của chủ bạn bởi cần trang bị các thiết bị hiện đại, dụng cụ nấu nướng chuyên dụng. Dưới đây là một số thiết bị cơ bản cho căn bếp của bạn:

Tủ lạnh, tủ đông: khoảng 50 đến 70 triệu

Tủ đựng bát, chảo, nồi: từ 20 đến 30 triệu VNĐ

Hệ thống hút mùi, hút khói: khoảng 20 triệu VNĐ

Lò nướng, bếp nướng, bếp điện: 20 triệu VNĐ

Các khoản chi phí riêng cho bếp đã khoảng 150 triệu VNĐ nên trước khi mua bạn hãy liệt kê các dụng cụ, thiết bị cần mua sắm, số lượng cụ thể, nơi mua và mua của thương hiệu nào.

>>> Xem thêm: hướng dẫn bán hàng trên tiktok shop

Phần mềm quản lý nhà hàng 

Đây là công cụ đắc lực giúp bạn quản lý nhà hàng hiệu quả mà chi phí thấp. Một phần mềm quản lý quán ăn, nhà hàng có đầy đủ tính năng chuyên nghiệp giá từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng / tháng, sử dụng ổn định và sử dụng được trên nhiều thiết bị.

Phần mềm này có những tính năng ưu việt hỗ trợ bạn quản lý doanh thu, tài chính, nguyên vật liệu từ xa mà không cần phải túc trực tại nhà hàng. Ngoài ra, nhân viên phục vụ còn có thể gọi món tại bàn qua ipad, điện thoại, giúp rút ngắn thời gian đi lại và nâng cao chất lượng phục vụ cho thực hàng.

Chi phí mua thực phẩm, nguyên liệu nấu ăn

Để tạo ấn tượng tốt đầu tiên trong mắt khách hàng, nhà hàng của bạn cần đảm bảo dịch vụ chu đáo và chất lượng món ăn tốt nhất. Vì vậy, đừng ngần ngại nhập nguyên liệu tươi ngon, chất lượng cao để phục vụ khách hàng. Sau đó họ mới quay lại và giới thiệu bạn bè, người thân đến thăm.

chi phi mua nguyen lieu

Sau những ngày đầu khai trương, chắc chắn lượng khách sẽ giảm đi một chút, có như vậy bạn mới tính toán được chính xác lượng nguyên liệu cần nhập. Không nên lên kế hoạch quá cụ thể cho giai đoạn này vì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng nếu tình hình thực tế không như mong đợi

Nếu có, thì bạn chỉ cần liệt kê rõ ràng những nguyên liệu, gia vị có khả năng bảo quản tốt, là nguyên liệu bắt buộc cho món ăn như muối, dầu, tiêu, hành, tỏi, ớt … Để phí phạm nguồn vốn, bạn hãy nhập với số lượng lớn để dùng dần thay vì mua nhỏ lẻ mất thời gian. Thông thường chi phí này rơi vào khoảng 10 đến 20 triệu.

Chi phí marketing

Chi phí tiếp thị thường bị bỏ qua trong các giai đoạn lập kế hoạch nhà hàng vì nhiều nhà đầu tư coi số tiền này là không đáng kể. Tuy nhiên, bạn cũng nên liệt kê và tính toán cụ thể các hạng mục quảng cáo, in tờ rơi, thiết kế banner… .và phân bổ ngân sách cho phù hợp. Khi đó, bạn mới biết khoản đầu tư nào hiệu quả và khoản đầu tư nào chưa thực sự hợp lý.

>>> Xem thêm: mở quán cafe sân vườn nhỏ

Chi phí quản lý nhân viên

Chi phí nhân sự bao gồm chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân viên …. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư tiết kiệm chi phí bằng cách cùng người nhàn quản lý hoặc đăng thông tin trên các trang mạng xã hội, trang tuyển dụng miễn phí. .

Nếu bạn không có nhu cầu thuê nhân viên có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thì có thể tham khảo phương thức này. Thông thường, chi phí tuyển dụng và đào tạo bồi bàn khoảng 1 triệu VNĐ, đối với đầu bếp trưởng có thể lên đến 3 triệu VNĐ / người.

Vì đầu bếp sẽ là người quản lý nhân viên khu vực chế biến, phân bổ công việc nên họ cần có kỹ năng tổng hợp tốt. Nếu nhà hàng của bạn có quy mô lớn, bạn nên thuê dịch vụ đào tạo chuyên biệt cho nhân viên để họ luôn giữ được phong thái chuyên nghiệp và thái độ tốt khi phục vụ khách hàng.

>>> Xem thêm:mô hình quán nước ép trái cây

Một số chi phí khác

Đây là những chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động của quán như điện nước, chi phí vệ sinh, an ninh khu vực… Vì khoản này phụ thuộc vào quy mô và hoạt động của nhà hàng nên rất khó xác định ngay từ đầu.

Để có con số thực tế nhất, bạn cần tham khảo các đối thủ có quy mô tương đương, thường tổng chi phí phát sinh một tháng khoảng 10 đến 15 triệu VNĐ.

Theo kinh nghiệm của nhiều chủ đầu tư đi trước, kinh phí cần để mở nhà hàng rơi vào khoảng 500 triệu đến 800 triệu VNĐ. Đây không phải là một con số nhỏ nên bạn hãy phân bổ nó một cách hợp lý.

Lập một kế hoạch kinh doanh nhà hàng cụ thể sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn các khoản đầu tư của mình, biết được khoản nào đang hiệu quả và khoản nào cần điều chỉnh.

Một số cách setup tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng hiện nay

Setup hình ảnh bếp nhà hàng theo kiểu dây chuyền

Các bộ phận của gian bếp nấu ăn sẽ nối tiếp nhau, hoạt động này tiếp nối hoạt động kia tạo nên một dây chuyền tạo thuận lợi cho đầu bếp khi nấu ăn.

  • Ưu điểm: tăng hiệu quả công việc, hiệu suất nấu ăn nhanh chóng, tiết kiệm thời gian di chuyển.
  • Nhược điểm: setup theo kiểu dây chuyền tốn diện tích, không gian

Thiết kế bếp nhà hàng nhỏ theo kiểu xoắn ốc

thiet ke theo kieu xoan oc

Thiết kế theo kiểu xoắn ốc là kiểu sắp xếp những thiết bị có công suất lớn như: lò nướng, bếp nướng, bếp hầm,… ở chính giữa căn bếp và các bộ phận khác sẽ được bố trí xung quanh.

  • Ưu điểm: Đầu bếp có thể bao quát, quản lý các khu bếp để tạo không gian mở, tiết kiệm diện tích tối ưu nhất
  • Nhược điểm: Hạn chế số lượng người tham gia nấu nướng, sẽ có cảm giác không gian hẹp hơn so với setup kiểu dây chuyền. 

Thiết kế phân khu cho từng bộ phận

Đây là phương pháp được ưa chuộng vì thuận tiện trong việc lấy nguyên liệu cho các khu khá. Với thiết kế phân khu cho từng bộ phận thì các bộ phận sẽ tách biệt và hoạt động độc lập được phân chia theo khu dọc đảm bảo lưu thông.

Bài viết trên là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi Chuquan.vn về chi phí setup bếp nhà hàng chi tiết nhất 2023. Hy vọng các bạn đã hình dung được các khoản tiền đầu tư cho ý tưởng kinh doanh nhà hàng sắp tới. Chúc bạn thành công.

Bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!

Liên hệ chúng tôi

Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Similar Posts